Hướng đi nào cho vấn đề giải quyết rác thải nhựa trong hộ gia đình?

Hướng đi nào cho vấn đề giải quyết rác thải nhựa trong hộ gia đình?

Trong cuộc sống thường ngày, không ít người trong số chúng ta coi việc xử lý rác thải là một vấn đề không nghiêm trọng. Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trong hộ gia đình vẫn chỉ nằm ở mức tương đối, thậm chí là ở mức thấp. Chúng ta không có các biện pháp nỗ lực nhằm đưa rác thải vào xử lý theo quy trình, tất cả vẫn dừng ở biện pháp thu gom không phân loại và chôn xuống đất. Là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài và chạy dọc từ bắc tới nam, chúng ta cũng mạnh mẽ khai thác các tuyến du lịch biển nhưng không kèm theo giải pháp giảm thiểu các tác hại do rác. Tất cả các loại nhựa dùng một lần bị du khách xả ra bờ biển đều cuốn vào những con sóng của đại dương, khiến cho đảo rác ngày càng lớn. 
 

 

Theo các báo cáo của tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới: 70% rác thải nhựa không thể tái chế đến từ các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Với ưu điểm bền, tiện dụng, giá thành thấp, các loại sản phẩm từ nhựa lâu nay luôn rất được người dân ưa chuộng. Minh chứng rõ nhất là sự có mặt của túi nilon, các sản phẩm nhựa ở khắp nơi: những chiếc túi đi chợ, đồ chơi của trẻ, bàn, ghế, chai đựng nước,… đâu đâu cũng thấy sự hiện hữu của nhựa. Mỗi giây trôi qua, hàng trăm tấn nhựa đã được tiêu thụ. Trong tương lai gần, nhân loại có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường từ rác thải không tái chế. Vậy đâu là hướng đi đúng đắn cho vấn đề rác thải nhựa của hộ gia đình?

 

Nếu phân loại một cách đơn giản, rác thải trong hộ gia đình sẽ chia thành hai loại: có thể tái chế và nhựa chết - hay còn được gọi là nhựa không tái chế. Sở dĩ lượng rác thải tăng nhanh là bởi chúng ta không phân loại rác và trực tiếp quy  chúng thành 1 loại và chôn xuống đất. Trong hàng triệu năm, những hạt vi nhựa vẫn chưa được phân giải. Thêm nữa, việc không phân loại rác từ đầu nguồn sẽ làm gia tăng chi phí xử lý, khiến nhiều doanh nghiệp muốn “bỏ cuộc” vì chi phí tái chế còn lớn hơn chi phí sản xuất các sản phẩm nhựa mới. Các bà nội trợ có thể sử dụng biện pháp bền vững để giải quyết các vấn đề thường nhật như túi nilon khi đi chợ bằng cách sử dụng làn cói, túi cói… để dùng được nhiều lần. Khi đi đến các nhà hàng hãy từ chối ống hút nhựa, thìa nhựa khi không có nhu cầu…Các vật dụng bằng nhựa có thể đã rất quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, nhưng việc có sử dụng chúng hay không là quyết định riêng của bản thân chúng ta. Tiết kiệm rác thải nhựa là bước đầu tiên để tìm kiếm một tương lai bền vững. 

← Bài trước Bài sau →