Tiết kiệm hay không tiết kiệm về lối sống xanh hiện đại

Tiết kiệm hay không tiết kiệm về lối sống xanh hiện đại

Ngày nay, tư duy của nhiều người đã có sự thay đổi, nhờ sự ủng hộ tích cực của truyền thông, không ít các hộ gia đình dần từ bỏ lối sống phụ thuộc vào nhựa, chuyển sang tái chế và đầu tư sống xanh hơn. Tuy nhiên điều này có vẻ như đang đi ngược lại so với những giá trị mà con người cố kiến tạo. Chúng ta tạo ra phân bón để thúc đẩy cây tăng trưởng, cho ra thành phẩm có chất lượng  cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với nó là nguy cơ ung thư và giờ đây thì các bà nội trợ thích trồng rau tại nhà. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về các sản phẩm tiêu thụ hộ gia đình và cả lối sống xanh?
 

 

Người Việt không có thói quen tiết kiệm, sính ngoại và tùy tiện. Đó là những đánh giá tuy hơi mất lòng nhưng phản ánh đúng sự thật về lối sống chung của người Việt. Chúng ta ít quan tâm đến tài nguyên và các vấn đề chung như tiết kiệm đất, nước, tài nguyên rừng hay đơn giản nhất là tiết kiệm, hạn chế sử dụng các chế phẩm từ nhựa. Các ông bố bà mẹ sẵn sàng mua cho con cái rất nhiều bộ đồ chơi bằng nhựa lấp lánh nhiều loại để rồi sau đó chúng gọn lỏn trong góc do tính nhanh chán của trẻ. Các bà mẹ đi chợ thích xin thêm túi nilon, đi du lịch xả rác bừa bãi,... nhiều người không có ý thức tiết kiệm và ảnh hưởng đến con cái như một thói quen. Trẻ đi vệ sinh quên tắt điện, đánh răng không tắt vòi nước,...Đó có phải là một hình thức lãng phí không?

 

Có nhiều người không coi đó là lãng phí, bởi lẽ nhìn chung thì đây là thói quen toàn xã hội, rất khó để có thể đánh giá nhà nào xấu nết hơn nhà nào. Tuy nhiên, những người này lại coi lối sống xanh là đắt đỏ. Ăn thô tức là ăn những trái cây nhập ngoại nên đắt tiền, giấy bọc thực phẩm bằng sáp ong đắt hơn màng bọc nilon,....Chúng ta hoàn toàn không muốn thay đổi những hành động thâm căn cố đế trong gia đình mình. Sống xanh có thể lựa chọn ăn thô, bằng chính những loại hạt, quả phổ biến tại đất nước mình, vừa an toàn và bảo vệ sức khỏe, vừa hạn chế lãng phí nước trong ngàng công nghiệp chế biến thịt. Giấy bọc thực phẩm bằng sáp ong có thể đắt hơn một chút so với màng bọc thực phẩm bằng nilon nhưng chúng có thể tự phân hủy trong lòng đất, không gây ô nhiễm môi trường và tốn thêm chi phí xử lý rác thải. Như vậy, tính về lâu về dài, sống xanh hoàn toàn không gây lãng phí. Còn bạn? Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?



← Bài trước Bài sau →