Nghiện công nghệ

Nghiện công nghệ

Hành trình phát triển của nhân loại quá nhanh chóng. Kể từ khi cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại hội chợ Hannover của Đức vào năm 2011, chúng ta mới thực sự đi tiếp trên con đường của mình thêm 11 năm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, ta hiếm khi thấy người nào ra đường mà không có điện thoại. Các sản phẩm điện tử liên tục được cải thiện và rẻ đi, trở nên phổ biến hơn. Thế hệ trẻ được tiếp xúc với điện thoại và mạng xã hội từ rất sớm, không ít trong đó đã trở nên nghiện và rời bỏ công việc học hành, nhiều phụ huynh cũng phải đau đầu vì con em của mình. Vậy làm thế nào để gia đình có thể hạn chế tối đa các tác hại từ Internet tới với con em mình?
 

 

Do điều kiện chung của xã hội, ngày nay, có những đứa trẻ vừa sinh ra đã được tiếp xúc ngay với các thiết bị điện tử. Các con nghe từ các bài hát ru ngủ cho tới những video hoạt hình lúc ăn cơm, tinh thần phụ thuộc vào các chương trình giải trí sớm đã hình thành từ nhỏ. Dẫu hiểu được rằng việc cho con trẻ tiếp xúc quá sớm với điện thoại là một bước đi nguy hiểm. Nhưng điện thoại là một công cụ phổ biến và gắn liền với mỗi người nên cho dù không muốn, chúng ta vẫn vô tình trao cho con những chiếc điện thoại vào lúc bản thân mình bận rộn để con ngồi yên một chỗ chơi hay để dỗ trẻ nín khóc. Trên thực tế, không chỉ có trẻ em mà tình trạng nghiện smartphone hầu như có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tất nhiên, vẫn không thể phủ nhận những lợi ích đáng kể và cũng rất cần thiết như gọi điện, nhắn tin,... mà điện thoại đem lại cho người lớn chúng ta. Nhưng việc sử dụng điện thoại thường xuyên ở người lớn cũng là gương xấu cho các bé noi theo.

 

 

Nhiều ông bố bà mẹ hay có những phản ứng thái quá khi thấy các con lén chơi smartphone. Nhiều người nóng tính sẵn sàng giằng lấy chiếc điện thoại khỏi tay trẻ và đánh con vài cái. Tuy nhiên, đây không phải là cách giáo dục hiệu quả, ngược lại trẻ còn có thể cảm thấy bị "ức chế” khi bị “tước đoạt” thú vui dang dở của mìh. Hãy thật kiên nhẫn và thử bắt chuyện với trẻ với những câu hỏi như “Con đang xem gì mà chăm chú thế?”, “Bộ phim có vẻ thú vị quá nhỉ? Cho mẹ xem cùng với nhé!” chẳng hạn. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con đã đến giờ tắm rửa, ăn cơm, học bài,... Bằng cách này, trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý trước nên sẽ tránh tình trạng khóc lóc hay ăn vạ. Con cũng sẽ tự thấy có lỗi và trở nên ngoan ngoãn hơn. 

← Bài trước Bài sau →