Túi nhựa và môi trường

Túi nhựa và môi trường

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường bỏ mặc một số vấn đề vì cho rằng tác động của một cá nhân không đáng kể, mọi người đều hành động như thế thì tại sao chúng ta lại phải làm khác đi? Thế nhưng mỗi một tác động nhỏ đều có thể đem lại những tác động to lớn về sau, đặc biệt là trong vấn đề hành động để bảo vệ môi trường. Đơn cử như tiết kiệm túi nilon để hạn chế ô nhiễm rác thải trắng. Ngày nay, con người đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của các loại đồ dùng được sản xuất bằng nhựa: từ các vật dụng sinh hoạt cho tới các công cụ sản xuất. Chúng ta đi chợ và đựng thực phẩm bằng các loại túi nhựa trong suốt, đồ ăn đựng trong hộp xốp và các ly nước bằng nhựa sử dụng 1 lần. Tại sao chúng ta không tiết kiệm và tái chế sử dụng túi nilon, trong khi chúng vấn có thể tái sử dụng trong lần kế tiếp?
 

 

Các vật liệu nhựa được chia thành 2 loại: có thể tái chế và không thể tái chế. 80% vật liệu nhựa từ các đồ dùng đều không thể tái chế được, chúng tồn lưu trong các bãi rác, bị chôn vùi dưới đất và mất hàng triệu năm để có thể phân hủy. Một chiếc túi nilon dùng một lần có thể trôi nổi trên đại dương hàng nghìn năm, và mỗi giây chúng ta tiêu thụ hàng tấn túi như thế. Tất cả đã tạo nên hậu quả có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đảo rác Thái Bình Dương. Nilon có thể sxe là phát minh hữu ích nhất của loài người nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi hủy hoại môi trường và tàn phá hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tiết kiệm và hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo đảm an toàn cho thế hệ tương lai sxe sinh sống trên hành tinh này.



 

 

Các loại chai, lọ, ly, hộp,… bằng chất liệu nhựa mà bạn thu gom được trong quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể được tái chế thành các đồ vật khác để ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, số lần tái chế sẽ có giới hạn nhất định. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhựa và mức độ tái chế là khác nhau. Dựa vào đặc điểm của mỗi loại nhựa mà người ta sản xuất thành các vật dụng phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như: Các sản phẩm từ nhựa PET tái sinh: Đồ nội thất, thảm làm bằng các sợi nhựa tổng hợp, dây đai để quấn pallet, chai nhựa… Các sản phẩm từ nhựa HDPE tái sinh: Bình sữa, chai tẩy rửa, chai dầu gội, thùng rác, túi mua sắm, chai dầu động cơ, hũ đựng sữa chua…Rác thải nhựa chủ yếu cũng đến từ tiêu dùng gia đình. Bạn và các con có thể cùng nhau tái chế các sản phẩm nhựa thành những món đồ chơi hữu ích hay các đồ vật trang trí cho căn nhà thêm sinh động. Hãy giáo dục các con cùng nhau tiết kiệm và hạn chế nhựa để một ngày mai xanh, sạch hơn

← Bài trước Bài sau →